Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Sau lần đó vợ quản tôi rất chặt, lúc nào cũng nơm nớp lo tôi có bồ. Mỗi lần tôi có điện thoại, nàng cố tình đứng gần để nghe xem tôi trò chuyện với ai. Máy báo tin nhắn, nàng liền giật lấy để xem nội dung. Ngày nghỉ, tôi muốn ra ngoài thì phải có lý do chính đáng. Không những giữ chồng thật chặt, vợ tôi còn tranh thủ làm công tác tư tưởng mọi lúc mọi nơi. Xem ti vi có cảnh chồng lập "phòng nhì", vợ liền khều tôi: “Thấy chưa anh, vợ nhỏ chỉ tham tiền, phá nhà người ta chớ yêu thương gì”. Đọc báo, thấy có người vì ghen nên… cắt của quý của chồng, vợ nói: “Em tuy nhát tay, nhưng lúc ghen quá cũng… cắt luôn. Anh liệu hồn”. Dù biết vợ yêu chồng, nhưng cách của vợ khiến tôi rất khó chịu. Mỗi lần tôi phản pháo, nàng liền bù lu bù loa: “Em biết ngay mà, chuyện bé anh cố tình xé ra to, kiếm cớ chê trách em để dọn đường tìm cô khác. Đàn ông muốn phản bội vợ đều xài chiêu này. Anh học theo ba cũng nhanh dữ”…
Có lần má tôi lên chơi, than phiền nhỏ em út của tôi mới học lớp 10 đã có bồ, học hành sa sút. Tôi buồn bực chưa biết an ủi má thế nào thì vợ tôi đã vọt miệng: “Hồi đó ba làm chuyện xấu nên giờ con út mới lãnh quả báo. Cái đó gọi là đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Quay sang cu Bin, nàng thở dài “rồi tới thằng cháu này…”.
Cu Bin xin mẹ 30 ngàn đóng quỹ lớp, kiếm không ra tiền lẻ, vợ tôi đưa con 50 ngàn, dặn nhớ mang tiền thừa về. Chiều về, cu Bin bí xị. Hỏi mãi, cu cậu mới thú thiệt đã lấy tiền thừa mua kẹo mời bạn My ăn hết rồi. Vợ tôi mắng con té tát, nàng kết tội “mới nứt mắt đã dại gái, gen này chắc kế thừa từ ông nội, mẹ phải kèm con thật chặt, nếu không...”.
Không những kèm chặt hai cha con, vợ tôi còn lo xa, nàng bảo: “Bữa nào anh bàn với ba má viết di chúc chia tài sản cho con cái. Biết đâu mai mốt lòi ra mấy đứa em cùng cha khác mẹ, kéo về đòi chia phần”. Trong đầu vợ tôi có lẽ lúc nào cũng lấn cấn chuyện này nên nhìn đâu cũng thấy nguy cơ.
Vợ tôi vì sợ mất “bò” nên lo làm chuồng. Mỗi ngày đóng thêm vài cái cọc, rào thêm mấy lớp kẽm gai, chẳng quan tâm xem “bò” của mình đang tù túng trong cái chuồng chật hẹp, không biết lúc nào thì giật tung cửa chuồng để chạy.
(Theo PNTP)" alt=""/>Ám ảnh 'gen' cặp bồ của bố chồng“Hai đứa đều từ những vùng quê đi lên nên luôn cố gắng để sống vững vàng tại thành phố. Bọn mình tính toán chuẩn bị mua nhà trả góp, kết hôn rồi ổn định cuộc sống.
Gia đình hai bên đã đi lại với nhau cả rồi. Bố mẹ anh rất ưng mình. Cứ vài ngày bác gái lại gọi điện tâm sự chuyện ở quê. Mình cứ nghĩ cuộc sống như vậy là đủ thỏa mãn”, cô gái kể.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, có một thời gian cô nhận thấy bạn trai mình kỳ lạ. Anh ta lơ là với cô, suốt ngày vò đầu bứt tai và tỏ ra vô cùng lo lắng. Cô hỏi thì anh ta bảo không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nhìn anh ta như thế thì làm sao mà bình thường cho được.
“Mình cũng nói với anh có chuyện thì cứ trao đổi hai đứa cùng giải quyết sẽ nhanh hơn. Và rồi một buổi tối, anh ấy muốn nói chuyện với mình. Anh đột nhiên bảo chia tay đi và khóc lóc bảo đã làm chuyện có lỗi với mình.
Lúc đó mình hoang mang vô cùng, không hiểu lí do vì sao. Anh ấy thú nhận đã lỡ khiến cho một cô ‘em gái’ đồng nghiệp mang thai. Sau đó, anh ta còn bảo rằng tại mình đi công tác suốt nửa tháng, vì cô đơn nên anh và cô kia đã ‘lỡ’. Mình nghe xong mà từ choáng váng, buồn bã đến nổi giận đùng đùng. Bây giờ anh ta ngoại tình xong lại còn đổ lỗi cho mình. Mình tức điên, đuổi anh ta ra khỏi nhà và tuyên bố chia tay", cô nhớ lại.
Ngay sau đó, cô cũng nói chuyện với gia đình mình. Bố mẹ cô vô cùng tức giận. Mẹ chồng "hụt" gọi điện khóc liên tục bảo rằng bác cũng không ngờ con trai mình như thế.
Suốt một thời gian tiếp theo đó, cô vẫn chìm trong nước mắt và đau khổ vô cùng khi mối tình 6 năm lại kết thúc theo cách thức chẳng ai tưởng tượng được.
"Cô 'em gái' đó của anh ta mình biết. Trong mấy lần nói chuyện trước đó, tần suất anh ta nhắc đến tên cô ấy khá nhiều nhưng mình lại không chú tâm. Có lẽ cả hai đã có tình cảm với nhau từ trước, chỉ chờ cơ hội là tiến đến thôi. Phải mất đến 2 tháng mình mới bình thường trở lại rồi đi làm, bắt đầu cuộc sống mới", cô kể.
Thế nhưng cuộc đời chẳng ai lường trước được tất cả. Chỉ 5 tháng sau khi chia tay nhau, một ngày nọ, anh chàng người yêu lại nhắn tin, gọi điện đến cho cô. Anh ta nói rằng mình đã sai lầm khi làm ra tất cả mọi chuyện. Bây giờ trong lòng chỉ có sự hối hận khôn cùng. Anh ta đã bị lừa bởi cô gái kia trong lúc qua lại với anh ta cũng có một anh bạn trai khác nữa.
Cô nhớ lại: "Mấy đêm liền anh chàng tình cũ cứ liên tục 'dội bom' điện thoại mình. Từ những cuộc kể lể chắp vá, mình biết được câu chuyện như sau. Hóa ra, anh ta sau khi đến với cô kia thì cưng chiều hết mực.
Hai bên gia đình cũng chuẩn bị cho chuyện cưới xin. Vậy mà một hôm, anh ta lại đọc được những dòng tin nhắn của cô ả cùng người đàn ông khác về chuyện cái thai. Hóa ra đến cô ấy cũng không biết đứa con trong bụng là của ai nên quyết tâm bám lấy người yêu cũ của mình 'ăn vạ'.
Sau khi cả hai làm ầm ĩ lên thì gia đình anh ta không đồng ý cho cưới nữa. Đợi đến lúc đứa bé trong bụng lớn hơn, đi chọc ối xét nghiệm thì mới biết không phải con anh ta. Bây giờ anh ta mới chán nản, quay sang muốn nối lại tình xưa với mình.
Lúc đó mình cảm thấy hả hê lắm. Đây rõ ràng là quả báo dành cho kẻ phản bội rồi. Mình nói luôn: 'Anh mơ giữa ban ngày đấy à. Rời xa được anh tôi cảm thấy cuộc sống trong lành hơn biết bao nhiêu. Tự nhìn lại mình đi nhé'. Nói xong mình block, chặn số điện thoại", cô kể.
Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy đến. Kẻ phản bội rất khó để nhận về kết thúc tốt đẹp cho chính mình!
Theo Gia đình & Xã hội
Cuộc hôn nhân của chúng tôi mới kéo dài 3 năm nhưng tôi đã phải rơi rất nhiều nước mắt.
" alt=""/>Bỏ vợ sắp cưới vì lỡ khiến 'em gái mưa' mang thai, người đàn ông nhận quả báo đến sớmMột lần vì muốn cứu người, ông ăn trộm bộ dụng cụ phẫu thuật của tình địch khi xưa và phải ra tòa vì không có giấy phép hành nghề.
Có thể đây là một phần động lực để tôi theo đuổi ngành Y và năng đến các địa phương khó khăn cả trong và ngoài nước. Mới đây, khi cùng đoàn Giám sát tối cao Quốc hội đến các trạm y tế xã, chúng tôi nhìn thấy rõ những khó khăn về nhân lực, thu nhập, chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất của y tế tuyến dưới.
Các bất cập này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn không có lối ra nếu việc khắc phục chỉ mang tính chắp vá. Tăng lương, xây trụ sở, mua máy móc... không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Lương không thể tăng mãi, cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân, máy móc hiện đại mà không ai biết sử dụng... cuối cùng lại gây lãng phí lớn.
Trạm y tế xã phường có hai nhiệm vụ: dự phòng (tiêm chủng, phòng chống dịch, giáo dục tuyên truyền) và điều trị (chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh mạn tính, sơ cấp cứu tại cộng đồng). Tuy nhiên nhiệm vụ thứ hai ngày càng "teo tóp" khiến việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất trở nên bội phần khó khăn so với trước đây. Dự phòng là mục tiêu quan trọng nhưng chữa bệnh cũng cần được coi là chìa khóa để y tế cơ sở có đủ sức tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhưng sự bất hợp lý về chính sách đã bóp nghẹt khả năng phát triển của các trạm y tế xã phường. Không lý gì cùng một bệnh nếu chữa ở xã chỉ được dùng thuốc hạ áp giá 100 đồng một viên. Còn lên tỉnh, huyện lại được cấp viên thuốc đắt tiền hơn. Trao đổi với tôi, vị trạm trưởng đã gần tuổi hưu tâm sự, tuyển được nhân viên đã khó, giữ được người còn khó hơn. Điều này là dễ hiểu vì một đêm trực, họ được thù lao chẳng đáng là bao, khám một bệnh nhân, họ nhận chỉ 27.000 đồng, chưa kể còn trừ ngược trừ xuôi. Trước đây, quầy thuốc luôn có chỗ đứng trong các trạm y tế, vừa là nơi phục vụ cho người bệnh cần mua những sản phẩm bảo đảm với giá cả được kiểm soát, vừa là nguồn thu nhập tăng thêm chính đáng cho nhân viên y tế. Hiện nay, việc này không thể thực hiện được vì không có nguồn đầu tư thiết lập nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Vậy làm cách nào để một hệ thống dày công xây dựng từ nhiều thế hệ đi trước không bị teo tóp và mất hoàn toàn chức năng điều trị? Theo tôi, cần thử nghiệm mô hình mới: coi các trạm y tế xã phường là phòng khám của trung tâm y tế quận huyện; các tiêu chuẩn con người là tương đương nhau, cả người bệnh và nhân viên y tế. Các bác sĩ trung tâm y tế quận huyện sẽ có những buổi khám ngoại trú cố định ở xã phường, đặc biệt là với các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm thần... Họ đồng thời cũng sẽ có các buổi khám về ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa... để xử lý tại chỗ các vấn đề đơn giản hoặc tư vấn cho người bệnh đi chữa đúng địa chỉ, nếu cần chuyển lên tuyến trên.
Ngoài ra với từng địa phương, cần có kế hoạch chi tiết tới từng trạm y tế theo địa chính trị. Việc này phải được "may đo" cẩn thận, không để lãng phí, mặc đồng phục cho tất cả trạm y tế trong cả hệ thống. Ví dụ: một trạm trưởng giỏi về siêu âm cần đầu tư máy tốt để phát huy khả năng này; một y sĩ đông y giỏi châm cứu cần có phương tiện chuyên biệt để hành nghề; một trạm y tế vùng cao không thể trang bị như y tế phường cách bệnh viện huyện có vài km.
Trưởng các trạm y tế cũng cần được giao thêm quyền và trách nhiệm để phát triển thế mạnh của mình. Khi những việc này đã vận hành trơn tru, chúng ta sẽ tiến lên một bước nữa: phối hợp giữa bệnh viện tỉnh và các trung tâm y tế quận huyện. Bác sĩ giỏi ở tỉnh sẽ về huyện làm việc định kỳ trong tuần, những bệnh nhân sau mổ sẽ được khám lại ở huyện khi hệ thống đã liên thông thực sự. Việc này rất nhiều bệnh viện tỉnh đã tiến hành với tuyến trung ương, các bác sĩ đầu ngành đã có các buổi khám tại địa phương theo lịch.
Số hoá ngành y tế, bao gồm cả khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), sẽ là chìa khoá thành công cho việc đổi mới mô hình hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Ở những địa phương đã có kết nối Telehealth hoặc có hệ thống Telerad (lưu trữ hình ảnh số hoá PACS), bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến bệnh viện gần, bác sĩ tái khám từ xa theo lịch hẹn. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai khám từ xa tại các bệnh viện huyện vùng cao từ hai năm nay. Số lượng bệnh nhân chưa nhiều, có thể do hình thức quá mới mẻ và luật chưa quy định cụ thể. Năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm tái khám từ xa cho các bệnh nhân sau phẫu thuật, can thiệp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đào tạo liên tục (CME) cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế tuyến cơ sở. Cũng vị trạm trưởng lớn tuổi chia sẻ, đã 10 năm nay chẳng có lớp học nào triển khai đến trạm y tế cách trung tâm thành phố đáng sống nhất Việt Nam chưa đầy 30 phút lái xe. Tới đây, khi Luật Khám chữa bệnh sửa đổi chính thức có hiệu lực, 50 giờ CME bắt buộc để tiếp tục gia hạn giấy phép hành nghề sẽ là động lực cho các lớp học trực tuyến. Tổ chức có hiệu quả, tiết kiệm là trách nhiệm của các trường đại học và các bệnh viện thực hành. Đầu tư phần cứng (máy tính, camera, đường truyền) và phần mềm là trách nhiệm của sở y tế và chính quyền địa phương. Không đào tạo, thiếu cập nhật kiến thức, kém phản biện là nguồn gốc sự đi xuống của bất kỳ hệ thống nào trong cuộc sống.
Cả hệ thống đã nhận ra nếu không lo dự phòng, các cơ sở bệnh viện sẽ quá tải, gánh nặng tiền bạc đè nặng lên cả người dân và nhà nước. Càng đi nhiều tôi càng thấy sự cần thiết phải đầu tư đúng cách cho y tế tuyến dưới trước khi quá muộn.
Nguyễn Lân Hiếu
" alt=""/>Trạm y tế 'teo tóp'